Lưu trữ

Archive for the ‘Resume và CV’ Category

[Kinh nghiệm] Làm đẹp CV khi bạn thiếu kinh nghiệm

Mùa hè là mùa tốt nghiệp và kiếm việc của nhiều tân cử nhân. Nhưng là sinh viên mới ra trường, bạn lấy đâu ra các kinh nghiệm cần thiết để “lấp đầy” CV trước những yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng?

Sau nhiều năm trên ghế giảng đường, ngoài phần học vấn với những văn bằng và chứng chỉ thu thập được, bạn sẽ ghi gì trong phần kinh nghiệm trong CV?

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn làm nổi bật tiếm năng và năng lực của mình đối với các nhà tuyển dụng.

“Đóng khung” kinh nghiệm bạn có

Hãy thử mẹo sau: bạn đọc qua phần mô tả công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí ứng tuyển. Từ đó, lọc ra một số từ/cụm từ chính thường được nhà tuyển dụng nhắc đến và bạn hãy khéo léo đưa vào phần CV của mình. Ngay cả khi bạn không có đúng chính xác những kinh nghiệm đề cập trong phần yêu cầu, hãy suy nghĩ những kinh nghiệm tương tự mà bạn có.

Ví dụ, công việc yêu cầu bạn có kinh nghiệm quản trị dư án, và dĩ nhiên đây là điều không thể nào với sinh viên mới tốt nghiệp như bạn. Tuy vậy, bạn có thể đề cập đến kinh nghiệm tổ chức hay hoạch định các sự kiện từ thiện, công tác xã hội mà bạn từng tham gia khi còn ở đại học và nhấn mạnh các kỹ năng thu thập được. Hãy chắc chắn rằng các kinh nghiệm này được thể hiện thật nổi bật trong CV.

Thêm các kinh nghiệm có được từ những việc “không công”

Có nhiều việc bạn làm trong quá trình đi học nhưng không nhận lương. Đừng vội bỏ qua vì chúng mang lại cho bạn những kinh nghiệm và kỹ năng quý báu không kém. Bạn có thể đề cập kinh nghiệm có được từ các công việc tình nguyện, ghi rõ những việc phụ trách, thành tích và kiến thức tích lũy được.

Đừng quên kỹ năng mềm

Đôi khi trong buổi phỏng vấn, bạn nhận được câu hỏi như sau: “Anh/chị có từng xảy ra bất đồng với đồng nghiệp khi cùng tiến hành một dự án? Phương hướng giải quyết lúc đó là như thế nào?

Và bạn bắt đầu run, vì mình chưa bao giờ rơi vào tình huống đó? Hãy suy nghĩ lại, bạn đã từng làm việc nhóm khi thực hiện các đề tài, hay tham gia công tác của trường? Tình huống này đã từng xảy ra và bạn đã giải quyết khéo léo? Thế thì tại sao bạn lại không liệt kê các kỹ năng mềm nhưng quan trọng này vào CV?

Theo Mark Jeffries, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, kỹ năng mềm là những gì cho phép bạn tạo sức ảnh hưởng đối với người khác, khơi gợi ý tưởng, tìm thông tin và thuyết phục người khác. Bạn thường có sáng kiến khi tiếp nhận dự án mới? Bạn luôn sắp xếp lại công việc để đạt hiệu quả cao nhất? Đây là đều là những kỹ năng được nhà tuyển dụng ưa chuộng.

Nhưng quan trọng nhất là trong CV, bạn không nên chỉ làm một công việc duy nhất là liệt kê những kỹ năng này. Hãy chú ý sử dụng từ ngữ mà nhà tuyển dụng dùng khi mô tả yêu cầu với ứng viên, kết hợp với việc ghi rõ các ví dụ cụ thể.

Tô điểm thêm cho phần học vấn

Ngoài chuyện liệt kê bằng cấp, bạn có thể lấy thêm điểm cho CV của mình bằng cách bổ sung thông tin về học bổng (nếu có), các hoạt động chuyên môn ngoại khóa, hoặc các tiểu luận nghiên cứu khoa học, nhất là nếu bạn có dịp hỗ trợ các giảng viên/giáo sư thực hiện một số đề tài nghiên cứu… Đừng bỏ qua bất kỳ thành tích nào, dù trong mắt bạn, có thể đó chỉ là chuyện nhỏ.

Làm nổi bật, chứ không “khoác lác”

Với nhà tuyển dụng, sự chân thành của ứng viên là yếu tố hàng đầu. Do đó, nếu bạn thật sự có kinh nghiệm bán hàng, hãy thể hiện trên CV. Tuy nhiên, đừng “hô biến” kinh nghiệm làm việc ở cửa hàng nhỏ thành nhân viên kinh doanh của công ty lớn và đừng “nói quá” về lợi nhuận đạt được hay hoa hồng thực lãnh. Gian lận trong CV dù chỉ là những điểm khoác lác cỏn con cũng khiến CV của bạn bị liệt vào “danh sách đen”.

Các tân cử nhân đều đối mặt chung một khó khăn khi bắt đầu hành trình tìm việc: thành tích học tập khá cũng chưa chắc được nhà tuyển dụng chấp nhận vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng có thể chỉ là do bạn đã chú trọng quá mức các kinh nghiệm “lớn” mà bỏ qua những kỹ năng nhỏ. Tập hợp và mô tả logic những kinh nghiệm đa dạng có được từ các hoạt động chuyên môn, ngoại khóa và công việc làm thêm thời sinh viên sẽ giúp bạn nhanh chóng kiếm việc thành công.

[Kinh nghiệm] Resume và CV – bạn đã dùng đúng ?

Khi nào thì dùng CV, khi nào thì dùng Resume?

1. Tra từ điển trên máy tính của tớ thì: có lẽ là như nhau 🙂

Resume: Bản tóm tắt; Lý lịch

CV: Bản tóm tắt quá trình hoạt động của một người (thường) nộp kèm theo đơn xin việc; Bản lý lịch

2. Theo một số bài viết mình mới đọc được thì có được cái bảng tổng hợp này: Có vẻ có sự khác biệt ^^

Sự khác nhau Resume Curriculum Vitae
Ngôn ngữ Tiếng Pháp (Résumé) Tiếng Anh, Mỹ
Độ dài Không dài quá 2 trang (thông thường là 1 trang A4) Thường dài hơn 2 trang A4
Nội dung Tóm tắt ngắn gọn, súc tích về những kỹ năng, kinh nghiệm và giáo dục của bạn. 

 

Tổng hợp quá trình học tập, cũng như kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, xuất bản, những phần thưởng, thành tích và những chi tiết khác
Đặc trưng 1. Resume là một bản tóm tắt theo đúng nghĩa của nó, ngôn ngữ tổng hợp, súc tích,  ngắn gọn, dễ hiểu 

2. Resume khái quát những điểm mạnh, tiêu biểu mà bạn đã đạt được nhằm thể hiện bạn phù hợp với công việc đang ứng tuyển

3. Resume chỉ chứa những gì liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển – vậy nên các thông tin cần được khái quát (chỉ nên đưa các thông tin trên 1 trang giấy)

4. Resume có thể làm nổi bật các kỹ năng và thành tích bạn đạt được so với những thứ khác.

5. Resume thường không đi kèm với thư xin việc bởi lý do chính khiến bạn sử dụng Resume là muốn xử lý nhanh, Thư xin việc không có tác dụng cho mục đích này (thậm chí nó còn phản tác dụng)

6. Resume vì thế mà có thể được tạo ra theo phong cách của bạn ^^

1. CV là một danh sách tất cả những thành tích bạn đã đạt được theo trình tự thời gian (có thể từ quá khứ đến trước thời điểm hiện tại, nhưng tốt nhất là bạn nên viết theo trình tự ngược lại) 

2. Vì là quá trình, nên CV có thể dài, thông thường thì bạn không nên viết quá 3 trang A4

3. CV là một bản ghi lại quá trình bạn đã trải qua (trong công việc, và trong cả cuộc sống – nếu trải nghiệm đó tốt cho việc bạn PR bản thân mình)

4. CV thường có cấu trúc rõ ràng, có tính hệ thống

5. CV thường kèm theo một thư xin việc để bày tỏ  lý do bạn gửi CV tới nhà tuyển dụng, và mong muốn được gặp nhà tuyển dụng để chứng tỏ bạn đang bán thứ họ cần

6. Có thể viết CV theo 3 phong cách: CV chức năng, mục tiêu hoặc hiệu suất

Như vậy có thể mượn một câu của một bạn nào đó đã post: Resume là bản tổng hợp của CV, còn CV là bản tổng hợp của “đoạn đời đã qua” của bạn 😀

Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ nhận CV, chứ Resume chắc phải các bác VIP rồi

Bạn có thể tham khảo bài viết về CV của các nước để có thêm thông tin về CV 🙂

(Theo Ánh Nguyệt’s Blog)

[Kinh nghiệm] 10 mẹo nhỏ để các lập trình viên có một bản lý lịch thành công

02/04/2011 2 bình luận

Chắc hẳn những ai đã từng kiếm việc làm đều biết bước đầu tiên của chặng đường đi tìm công việc đó là viết một bản sơ yếu lý lịch đem đến cho bạn cơ hội tham gia phỏng vấn. Không may, những bản sơ yếu lý lịch truyền thống có nhiều quy tắc chưa phù hợp trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Sau đây là 10 mẹo nhỏ để viết bản lý lịch cho một lập trình viên sẽ giúp bạn tăng cơ hội tham gia vòng phỏng vấn.

1. Cung cấp một danh sách các kỹ năng

Nhà tuyển dụng muốn biết rằng liệu bạn có đáp ứng được những kỹ năng mà công ty đang cần tuyển. Phần “Kinh nghiệm” giúp nhà tuyển dụng có một ý tưởng tốt về những kinh nghiệm bạn có, nhưng nếu thêm mục “Kỹ năng” trên đầu bản lý lịch thì sẽ gây được sự chú ý đầu tiên. Chắc chắn rằng bạn đang làm cho nhà tuyển dụng dễ dàng hơn khi duyệt qua lý lịch của bạn. Nhưng xem xét theo khía cạnh khác thì bạn có thể hướng sự chú ý của họ tới các kỹ năng nào đó mà họ không chú ý tới. Ít ra thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá qua danh sách các kỹ năng bạn có.

2. Tạo kinh nghiệm thú vị

Đa số các ứng viên đều viết đã từng lập trình một trang web hay một ứng dụng trên máy tính. Thêm một loạt các ví dụ kiểu đó vào trong bản sơ yếu lý lịch sẽ không gây ấn tượng. Điều gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng là kinh nghiệm nổi trội nhất trong các dự án đó, hãy chứng minh rằng bạn đã làm nhiều hơn là chỉ ở mức độ “Hello World”. Nếu bạn đã làm việc dưới những sự ràng buộc duy nhất hay tại những môi trường giao dịch mức cao hoặc đã từng thất bại, tất cả những điều này đều gây thiện cảm tốt tới người duyệt lý lịch của bạn. Vì thế hãy cho tôi thấy kinh nghiệm của bạn khác như thế nào, và tôi cũng sẽ nhìn nhận bạn khác những ứng cử viên khác.

3. Tránh các lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và những sai sót cơ bản khác

Qua quá trình tuyển dụng, tôi đã gặp rất nhiều bản sơ yếu lý lịch bị mắc lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả. Một trong số những lỗi không nên có nhất là người nào đó đã đánh vần sai tên trường cao đẳng nơi anh ta tốt nghiệp. Bản sơ yếu lý lịch tuân theo những văn phạm ngữ pháp nhất định, và công việc phát triển phần mềm nói riêng thường quay tròn xung quanh những từ viết tắt hay được đánh vần kỳ quặc. Việc viết sai ngữ pháp là không thể bỏ qua được. Hãy kiểm tra chính tả và ngữ pháp cho bản lý lịch của bạn. Mẹo này luôn xuất hiện trong các bài báo đưa ra lời khuyên khi viết lý lịch mà tôi đã đọc, nhưng nó rõ ràng là nó vẫn rất cần được lặp lại.

4. Bằng cấp trở nên không thực tế

Trừ phi bạn đang gia nhập thị trường việc làm để tìm việc lập trình hay ứng tuyển vào những vị trí chuyên dụng, còn nếu không thì bằng cấp của bạn không phải là vấn đề quan trọng. Chắc chắn, bạn cần thêm nó vào trong bản lý lịch nhưng liệt kê ở cuối. Những nhà tuyển dụng nếu cần hay muốn biết thì có thể tìm thấy nó, và những người khác sẽ không phải tiêu phí thời gian vì nó. Thế giới lập trình thường xuyên thay đổi do đó trong 7 năm gần đây đa số các trường học (ngoại trừ các môn “nguyên lý và lý thuyết”, như toán học hay khoa học máy tính) và chứng chỉ hay bằng cấp không còn là vấn đề thiết yếu trong thực tế thế giới việc làm hiện nay.

5. Tập trung, ngắn gọn

Khuôn mẫu các bản sơ yếu lý lịch truyền thống bao gồm rất nhiều thông tin không cần thiết, không nằm trong những mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Phần Tóm lược và mục tiêu là hai mục như vậy. Thật sự không có cách để qui định một tóm lược miêu tả đa số lập trình chuyên nghiệp một cách chính xác. Đây là lý do mà hầu như mục này được điền những dòng ngớ ngẩn như là: “lập trình viên với 10 năm phát triển” sau những điểm nhấn ở mục kỹ năng. Mục tiêu thường xuyên (nhưng không phải luôn luôn) không được quan tâm. Lập trình viên cấp trung bình muốn vào trong một vị trí cao hơn có thể an toàn bỏ qua mục tiêu. Lập trình viên bậc chuyên nghiệp muốn trở thành kiến trúc sư phần mềm hay một DBA thì cần đưa ra một mục tiêu. Vì thế để tránh tóm lược, hãy chỉ cung cấp những mục tiêu hữu ích, và để cho nhà tuyển dụng nắm được kỹ năng của bạn càng nhanh càng tốt.

6. Những vấn đề định dạng

Định dạng của bản sơ yếu lý lịch rất quan trọng. Khi mà ngày nay những bản lý lịch được gửi qua thư điện tử, thì vẫn cần những tài liệu để đọc trên màn hình máy tính và cả những bản in trên giấy. Đây là thời gian để tăng cường khả năng đọc. Sử dụng phông chữ lớn (10 tới 12 px) và là phông chuẩn trên máy tính, phải tạo ra một bản xem tốt cả trên màn hình và khi được in ra. Nên sử dụng các phông chữ chuẩn như Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, và Helvetica.

Sử dụng đủ khoảng trắng sao cho tài liệu không có vẻ quá dầy đặc gây mất hứng người đọc. Cùng lúc đó cũng đừng tiêu phí nhiều không gian đến mức mất tới 8 trang để in 200 từ. Tất nhiên, định dạng văn bản rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của tôi thì 99.9% nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu lý lịch của bạn ở định dạng Microsoft Word. Nếu lý lịch của bạn có định dạng khác thì hãy chắc chắn rằng có thể cung cấp một tài liệu ở dạng .doc chuẩn.

Hãy luôn ghi nhớ rằng sơ yếu lý lịch là công cụ đầu tiên để giới thiệu bản thân bạn. Nếu nhà tuyển dụng không thể đọc được những thông tin trong nó họ sẽ bỏ qua bạn và nhanh chóng đọc sang lý lịch tiếp theo.

7. Thận trọng với độ dài

Sau khi đã định dạng xong hồ sơ, hãy chú ý độ dài chỉ nên từ 2 đến 4 trang trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt. Những người có nhiều khoảng thời gian làm những công việc ngắn hạn thì có thể có bản lý lịch dài hơn và những người mới đi xin việc sẽ có thể có những bản lý lịch ngắn gọn hơn.

Nói chung, độ dài có liên quan đến việc làm nổi bật các kỹ năng công nghệ của bạn hơn là một vị trí trong định dạng sơ yếu lý lịch một trang thông thường. Độ dài hai trang là hợp lý đối với bất kỳ người phát triển trung bình hay cao cấp nào. Nhưng sau khoảng bốn trang, đôi mắt người đọc bắt đầu nhòa dần. Những kinh nghiệm bạn có hơn bảy hay tám năm trước thực sự không liên quan, nhưng nhà tuyển dụng lại muốn nhìn thấy những kinh nghiệm và mức độ của những dự án bạn tham gia.

8. Hồ sơ đúng theo trình tự

Việc lập trình không giống như đa số những lĩnh vực khác khi đề cập đến trình tự công việc. Nhiều lập trình viên là những người đấu thầu, dẫn tới một chuỗi các trình tự công việc trông như một con tàu. Thêm vào đó cuộc tấn công dot-com đã không ở phía sau chúng ta quá xa, CNTT luôn luôn là một thị trường với nhiều sự phá sản, liên doanh, và những sự thu nhận..

Vấn đề là không nhà tuyển dụng nào muốn thấy một danh sách các công việc ngắn hạn. Nếu lý lịch của bạn có một chuỗi tên các công việc như vậy, với chức danh mà càng trở nên lớn hơn khiến cho bạn trở thành người không trung thành trong công việc. Mặt khác, nếu công việc dường như cơ bản giống nhau. Điều này làm cho nhà tuyển dụng có khái niệm rằng bạn có khả năng không trúng tuyển. Nếu bạn có lí do hợp pháp cho những công việc ngắn hạn, hãy chắc chắn những lý do này hợp lý.

9. Không đặt nhà tuyển dụng trước nguy hiểm

Không nhà tuyển dụng nào muốn bị buộc tội là thành kiến hay phân biệt đối xử. Đây không chỉ là vấn đề đạo lý, mà còn là vấn đề luật pháp. Vì thế các nhà tuyển dụng đang cố gắng tuyển dụng công bằng với danh sách các câu hỏi không thể hỏi các ứng cử viên. Bạn hãy loại bỏ những thông tin thừa trên lý lịch. Nhà tuyển dụng không cần biết tình trạng hôn nhân, dân tộc, tuổi, tôn giáo… Nếu bạn bao gồm những chi tiết không thích hợp này trên bản lý lịch thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy sợ hãi và khó hiểu. Hãy để những chi tiết này ở ngoài.

10. “Thực sự đam mê”

Ở trường trung học, có thể bạn rất ghét khi bị gọi là “kẻ lập dị”. Nhưng hôm nay, bạn đang cố gắng tìm một công việc là một lập trình viên. “Đam mê” là tiêu chuẩn vàng của các nhà tuyển dụng. Hãy chứng tỏ rằng bạn khôn khéo, yêu thích lập trình và không ngừng học hỏi và khám phá những điều mới. Hãy nói về những sở thích liên quan, thích đóng góp để mở nguồn những dự án hay tình nguyện dạy lập trình cho trẻ con địa phương. Hãy cho họ biết bạn thực sự đam mê lập trình hay máy tính.

Đây thực sự sẽ là phép so sánh cho nhà tuyển dụng. Trong khi hai ứng cử viên có thể cân bằng trong hôm nay thì ứng cử viên với đam mê mạnh mẽ sẽ tiến xa hơn trong ngày mai hơn là ứng cử viên mà coi đây đơn giản chỉ là “công việc”.